Trình độ tiếng Anh của người Việt Nam trong Báo cáo 2013 của ETS
Theo báo cáo của Viện khảo thí Giáo dục Hoa kỳ (ETS) về năng lực sử dụng tiếng Anh ở nhiều nước trên thế giới thể hiện qua bài thi TOEIC[i], Việt Nam đứng ở vị trí khá khiêm tốn trong số gần 50 quốc gia từ Pháp, Nga, đến Trung Quốc, … Đông Nam Á và châu Phi (Xem Biểu đồ 1).
Nghiên cứu điều tra này được khảo sát trên nhiều tiêu chí khác nhau, bao gồm từ tuổi tác, giới tính, chuyên ngành học, vị trí công tác, nghề nghiệp, thời lượng dành cho việc học tiếng Anh, kỹ năng được chú trọng khi học, cho đến yêu cầu thực tế của đời sống công việc. Nghiên cứu điều tra dựa trên khảo sát các nhóm thí sinh với 40% trong độ tuổi từ 21-25; 57% là nam; 58% tốt nghiệp hoặc đang theo học Đại học-cao đẳng; 81% đã có quá trình học tiếng Anh 6 năm; chỉ có 12% có cơ hội tiếp xúc với quốc gia bản ngữ khoảng 6 tháng. Đặc biệt 31% chọn Đọc hiểu là kỹ năng sử dụng nhiều nhất, như những người trong các vị trí chuyên môn kỹ thuật.
Trong báo cáo kết quả khảo sát năm 2013, tổng điểm trung bình bài TOEIC Nghe hiểu và Đọc hiểu của Việt Nam là 469 (trên tổng 900), chỉ cao hơn Mông Cổ (441), Macao (438), các Tiểu Vương Quốc Arab (436) và Indonesia (423). Trong nhóm những nước đứng đầu bảng, cao nhất là Bangladesh (896) và Ấn Độ (861), kế tiếp là Pháp (728), Trung Quốc (716) và Nga (683).
Bangladesh và Ấn Độ có kết quả cao cũng dễ hiểu vì hai quốc gia này từng là thuộc địa của Anh và vẫn duy trì dạy và học tiếng Anh như là một trong những ưu tiên trong quá trình phát triển. Thực tế này cũng được ông Lý Quang Diệu khẳng định về vai trò của tiếng Anh đối với sự phát triển của Singapore[ii]. Bên cạnh đó, Pháp là quốc gia luôn tìm cách khôi phục vai trò của tiếng Pháp trong đời sống quốc tế. Nhưng thực tế tại Pháp cho thấy điều ngược lại, việc dạy và học tiếng Anh trong hệ thống trường của Pháp gần đây đã thay đổi và đã bắt đầu dạy từ tiểu học.
Số liệu điều tra tại những quốc gia này cũng cho những thông tin rất thú vị. Ví dụ, báo cáo cho thấy tuổi tác người học không ảnh hưởng nhiều đến khả năng thể hiện. Điểm thể hiện trung bình (mean performance) của nhóm tuổi dưới 20 là 491 thì nhóm tuổi trên 45 là 524.
Nguyên nhân có thể có rất nhiều, dựa trên những dữ kiện cơ sở nói trên. Tuy vậy, mục đích và động cơ học tập, môi trường sử dụng, vốn tích lũy kiến thức, vốn sống, … là những nguyên nhân quan trọng khiến nhóm người lớn tuổi hơn (45+) có điểm trung bình cao. Tuy nhiên, xét trên bình diện dân số học trong báo cáo này, nhóm tuổi 26-30 có chỉ số thể hiện tốt nhất (617). Xét theo giới tính, báo cáo cho thấy chỉ số thể hiện trung bình của nữ cao hơn của nam (593 so với 560). Một phát hiện đặc biệt nữa, sinh viên đã tốt nghiệp đại học có chỉ số thể hiện trung bình cao nhất (659), còn sinh viên các trường dạy nghề có chỉ số này ở mức thấp nhất (383).
Kết quả theo nhóm ngành cũng cho những thông tin bổ ích. Nhóm ngành nghiên cứu khoa học xã hội (social studies) có chỉ số thể hiện trung bình cao nhất (609) và nhóm ngành liên quan đến y là thấp nhất (507). Đối chiếu điểm trung bình hai kỹ năng nghe và đọc cho thấy sự khác biệt không nhiều ở các nhóm chuyên ngành KHXH (social studies) 329 so với 280, 333 so với 270 ở nhóm Giáo dục nền tảng (liberal arts); nhưng cao hơn ở nhóm ngành Y học.
Trong nỗ lực nhằm nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, với Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 là một công cụ thúc đẩy, việc dạy và học của người học Việt Nam còn cần nhiều cố gắng. Với thị trường lao động toàn cầu, với nền kinh tế tri thức, chúng ta cần học hỏi nhiều, và tiếng Anh là một công cụ hữu ích không thể thiếu.
Tiếng Anh: Chìa khóa để hội nhập thành công
Năm 2015, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một thành viên của Cộng đồng kinh tế ASEAN. Bước ngoặt này sẽ tạo ra nhiều cơ hội nghề nghiệp nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho lao động trẻ Việt Nam và năng lực ngoại ngữ chính là chiếc chìa khóa vàng giúp bạn trẻ hội nhập thành công.
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của mọi quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có gần 60 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, bên cạnh tiếng mẹ đẻ và gần 100 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai.
Trong tất cả trong lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông, du lịch, kỹ thuật…tiếng Anh đều giữ vai trò là ngôn ngữ giao dịch chính thức. Vì vậy những người thành thạo tiếng Anh có thêm nhiều lợi thế cạnh tranh về khả năng chuyên môn cũng như có sự hội nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Toeic For Career – cơ hội khởi nghiệp cho sinh viên
Toeic For Career là cuộc thi tiếng anh lớn nhất từ trước tới nay dành cho sinh viện hai năm cuối tại các trường đại học và cao đẳng trên toàn quốc vào tháng 6.2015. Đây có cơ hội cho các sinh viên tham gia cuộc thi được đảm bảo thực tập và có cơ hội làm việc các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và cơ hội đi Mỹ trị giá 100 triệu. Đồng hành cùng cuộc thi Toeic For Career 2015 là gần 40 tập đoàn, tổng công ty và doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài trên toàn quốc nhận các vị trí thực tập và làm việc cho sinh viên sau cuộc thi.
Có thể kể tên đến những “người hùng” trong các lĩnh vực như Viễn thông - Tập đoàn Viễn thông Quân đội hàng đầu Việt Nam - Viettel, Vingroup, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Viện dầu khí Việt Nam, Canon, Panasonics Group Việt Nam, Deloitte (The Big 4 – 1 trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới), VP Bank, SHB, NCB, VP Bank, SHB, NCB, ngân hàng Bankok, ngân hàng Shinhan, VietnamAirlines, Honda Lock Việt Nam, Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí, Caravelle Hotel, Viettravel, Blue Sky, Logigear Vietnam, Digitech, Netnam… Doanh nghiệp đánh giá Toeic For Career thực sự là nơi các doanh nghiệp tuyển dụng được những tài năng trẻ với tiếng anh chuẩn quốc tế, việc lựa chọn tiếng anh làm ngôn ngữ làm việc, đem lại ưu thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kì hội nhập. Nguồn nhân lực chính tốt chính là “nút cổ chai” phát triển mà Việt Nam cần chuẩn bị trước, giống như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Malaysia…đã làm trước thời kì hội nhập.
Để biết thông tin về cuộc thi, vui lòng truy cập www.toeic.com.vn/toeicforcareer hoặc www.toeicforcareer.com
[i] 2013 Report on Worldwide Test Takers: TOEIC Listening and Reading Test. ETS. http://www.ets.org/s/toeic/pdf/ww_data_report_unlweb.pdf